Tìm kiếm

Dịch vụ

Bốc dỡ, vận chuyển

BỐC DỠ, VẬN CHUYỂN

1. TÀU CÁ VỀ CẢNG BỐC DỠ LÊN CHỢ

– Sau mỗi chuyến biển khoảng hơn một tháng, ngư dân muối cá bằng nước đá thật lạnh, cho tàu cập cảng để bốc dỡ cá bằng thiết bị kéo ròng rọc tự động, tiếp thêm nhiên liệu, nhu yếu phẩm, nước đá  … không để cảnh phải “xếp hàng” và đăng ký chờ đợi.

 Boc do ca bang rong roc

Tau ca cap cang

dd

– Sau khi bốc dỡ cá xong là tàu phải rời khỏi bến ngay để nhường chỗ cho tàu khác, sau khi rời bến cảng, ngư dân neo đậu tàu ở nơi thuận tiện, thủy thủ lên xuống, tránh va đập tàu với nhau do sóng gió, không để vi phạm ảnh hướng đến giao thông đường thủy.

Rong roc keo caDich vu hau can nghe cahinh nhom cho thuy sanHinh cho dem

xe dong lanh cho ca

2. THỦY SẢN BỐC DỠ LÊN XE VẬN CHUYỂN ĐI

Hàng thủy sản được bốc dỡ lên chợ, sân để phân cỡ tiểu thương, nậu vựa, KCS giao hàng lên xe đông lạnh hoặc tàu cá muối nước đá vận chuyển vào khu chế biến, đi các chợ trong và ngoài Thành phố.

3. SỰ HÀI LÒNG CỦA TÀU CÁ TỪ RÒNG RỌC MOTOR BỐC DỠ QUA MẠN TÀU LÊN CẢNG

3.1. NGUYÊN LÝ RÒNG RỌC

Đối với ròng rọc cố định : Lực ta cần phải tác dụng vào đầu dây để kéo vật lên có hướng thay đổi so với hướng của lực tác dụng vào vật để kéo vật lên theo phương thẳng đứng, có độ lớn không nhỏ hơn trọng lượng của vật.

3.2. CẤU TẠO VÀ CÁCH SỬ DỤNG RÒNG RỌC

Ròng rọc là một bánh xe có rãnh có thê quay quanh một trục. Căn cứ vào cách sử dụng ròng rọc mà người ta có thể phân ròng rọc làm hai loại (ròng rọc cố định và ròng rọc động).

Khi nâng những vật nặng lên cao người ta có thể treo ròng rọc lên cao vắt dây qua rãnh của ròng rọc, buộc vật vào một đầu dây, muốn kéo vật lên thì phải kéo đầu dây kia xuống làm bánh xe quay tại chỗ. Ròng rọc được sử dụns theo cách này được gọi là ròng rọc cố định (Hình 16.1).

Khi nâng những vật nặng lên cao người ta có thể buộc cố định một đầu dây lên cao, luồn dây qua rãnh của ròng rọc, móc vật vào ròng rọc. Muốn kéo vật lên, thì phải kéo đầu dây kia lên làm bánh xe vừa quay, vừa chuyển động lên cùng vật. Ròng rọc được sử dụng theo cách này được gọi là ròng rọc động (Hình 16.2).

3.3. TÁC DỤNG CỦA RÒNG RỌC

–     Đối với ròng rọc cố định : Lực ta cần phải tác dụng vào đầu dây để kéo vật lên có hướng thay đổi so với hướng của lực tác dụng vào vật để kéo vật lên theo phương thẳng đứng, có độ lớn không nhỏ hơn trọng lượng của vật.

–     Đối với ròng rọc động : Lực ta cần phải tác dụng vào đầu dây để kéo vật lên có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật (dùng một ròng rọc động để đưa một vật lên cao ta được lợi hai lần về lực (lực kéo vật lên F =1/2 trọng lượng p của vật)), có hướng không đổi so với hướng của lực tác dụng vào vật để kéo vật lên theo phương thẳng đứng.

–    Hàng thủy sản được công nhân, ngư phủ bốc dỡ bằng ròng rọc kéo lên nhanh chóng từ dưới khoan tàu lên miệng hầm, đưa qua khỏi mạn tàu lên cảng vào chợ cá.

Lưu ý: Hệ thống thiết bị gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động mắc kết hợp với nhau được gọi là palăng. Dùng palăng vừa có thể đổi hướng của lực kéo cho thuận tiện, vừa có thể được lợi vể lực. Một palăng có n ròng rọc.

Rong roc motuer 1 Rong roc motuor2 Rong roc nguyen ly

Về đầu trang