MỜI GỌI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ THỦY SẢN VÀO TRUNG TÂM THỦY SẢN TP.HCM
TRUNG TÂM THỦY SẢN TP.HCM MỜI GỌI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ
- THUÊ ĐẤT XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN;
- MUA, THUÊ SẠP CHỢ, BẾN CHO TÀU CÁ VỀ CẬP CẢNG LÊN HÀNG;
- CÁC DỊCH VỤ NHÀ NGHỈ, ẨM THỰC, DU LỊCH, LỄ HỘI … (XEM) nguồn1, nguồn2, nguồn3;
- TẠO MỐI QUAN HỆ, GẮN KẾT NGHIỆP ĐOÀN NGHỀ CÁ BIỂN-SÔNG: TÀU ĐÁNH BẮT TRÊN BIỂN, VÙNG NUÔI, CƠ SỞ NUÔI THỦY SẢN TRÊN BIỂN, TRÊN SÔNG-ĐỒNG BẰNG TRONG CẢ NƯỚC … ĐỂ TRỞ THÀNH TRUNG TÂM THỦY SẢN TP.HCM TỪ “CHỢ TRUYỀN THỐNG” CHUYỂN SANG ” CHỢ ĐẤU GIÁ” “CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH THỦY SẢN”, SÁNH CÙNG KHU VỰC CÁC NƯỚC LÂN CẬN.
TẠI: XÃ BÌNH KHÁNH, HUYỆN CẦN GIỜ.
Gắn kết Trung tâm Thủy sản với hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy hải sản tại Cần Giờ?
- Tổng sản lượng thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2020: Lũy kế 9 tháng năm 2020, sản lượng thủy sản ước thực hiện 43.264,1 tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá ước đạt 14.588,2 tấn, sản lượng tôm ước đạt 9.779,7 tấn, sản lượng thủy sản khác ước đạt 18.896,3 tấn.
Sản lượng thủy sản khai thác ước thực hiện 13.447,4 tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản biển ước đạt 11.155,6 tấn, sản lượng khai thác thủy sản nội địa ước đạt 2.291,8 tấn.
- Sản lượng nuôi trồng: 26.678 tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ.
- Sản lượng đánh bắt: 21.300 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 29.816,7 tấn, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá ước đạt 6.348,7 tấn; sản lượng tôm ước đạt 8.041tấn; sản lượng thủy sản khác ước đạt 15.427 tấn; sản lượng lươn ước đạt 200 tấn.
Tính từ đầu năm đến nay có 27 hộ nuôi có tôm bệnh trên diện tích 19,6 ha làm thiệt hại 4,8 triệu con giống. Có 24 hộ với diện tích 17,4 ha được xử lý dập bệnh bằng thuốc của quỹ phòng ngừa dịch bệnh với 1.360 kg thuốc TTCA. Diện tích còn lại hộ tự xử lý.
Tình hình thả nuôi tôm: (tính đến ngày 03/09/2020)
Tôm sú: Có 323 lượt hộ thả nuôi với 121,2 triệu con giống trên diện tích
3.338,1 ha. So với cùng kỳ diện tích giảm 3%, con giống giảm 11,2%.
Tôm thẻ chân trắng: Có 1.322 lượt hộ thả nuôi với 407,0 triệu con giống trên diện tích 934,6 ha. So với cùng kỳ, diện tích giảm 11%, con giống giảm 19,1%.
Tình hình tàu thuyền khai thác hải sản tính đến hết tháng 7 năm 2020:
Tổng tàu thuyền trên địa bàn Thành phố 742 chiếc, tổng số thuyền viên 2.683 người, trong đó: Tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên là 28 chiếc (190 thuyền viên); tàu cá có chiều dài từ 12m đến 15m là 146 chiếc (594 thuyền viên); tàu cá có chiều dài dưới 12m là 568 chiếc (1.899 thuyền viên).
BCTK TS nguồn
TGSP nguồn
TK TPHCM TS 2020 nguồn Tr12,13
Cá Ông lụy ở Phan Thiết nguồn
———————————————————————————————————————————————————-
Mô hình quy hoạch phân khu, tỷ lệ: 1/500 (Tuấn – T).
TRUNG TÂM THỦY SẢN TP.HCM tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ.
Để có cơ sở dữ liệu báo cáo theo chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, kèm Công văn số 2049/TCTS-KHTC ngày 15/10/2020 của Tổng Cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đề xuất Dự án tiềm năng lĩnh vực Thủy sản; và làm cơ sở đề xuất chuẩn bị bố trí kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Ban Quản lý Trung tâm Thủy sản thành phố tiến hành gởi nhanh 200 Thư ngỏ số 160/TN-TTTS ngày 20/10/2020 mời gọi các Nhà đầu tư Thủy sản đăng ký tham gia vào Trung tâm Thủy sản TP.HCM; trong đó: có 130 Thư ngỏ gởi cho Tiểu thương, Nậu vựa, Chủ phương tiện vận chuyển Thủy – Bộ, Chủ cơ sở nuôi trồng Thủy sản và Khách đi Chợ đầu mối Bình Điền; và có 70 Thư ngỏ gởi cho các Doanh nghiệp Thủy sản nguồn. Kết quả thu được sau 22 ngày gởi Thư, Ban Quan lý Trung tâm Thủy sản đã ký kết Bản ghi nhớ với các Nhà đầu tư đăng ký thuê đất, thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh thủy sản, thương mại dịch vụ hậu cần nghề cá, như sau:
– Tổng số Thư ngỏ phát ra 200;
– Tổng số Bảng ghi nhớ thu về 25; phân tích dữ liệu, thống kê cho thấy, có:
– 7 Doanh nghiệp đăng ký thuê đất, mặt bằng thương mại dịch vụ thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, chiếm 10% trên tổng thể Thư ngỏ gởi cho doanh nghiệp (7/70);
– 18 tiểu thương và cá nhân đăng ký thuê mặt bằng thương mại dịch vụ thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, chiếm 13,9% trên tổng thể Thư ngỏ gởi cho Tiểu thương, Tài công – Tài xế phương tiện vận chuyển thủy sản, Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản và Cá nhân đi Chợ Bình Điền (18/130);
– 18 Tiểu thương, cá nhân và 7 Doanh nghiệp đăng ký thuê mặt bằng thương mại dịch vụ và dịch vụ hậu cần nghề cá, chiếm 12,5% trên tổng thể Thư ngỏ gởi đi (25/200);
– Diện tích đất xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, đạt 17,5% (7/40);
– Diện tích mặt bằng thương mại dịch vụ thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, đạt 12,5% (0,72/5,75).
* Ngày 18-12-2020: Ban Quản lý – TRUNG TÂM THỦY SẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH làm việc với ba đối tác có tiềm lực như LOTTE VIỆT NAM; cá nhân từng đang vị trí lãnh đạo SÀI GÒN CO.OP BÌNH TÂN; và đầu mối nuôi trồng và vận chuyển THỦY SẢN MIỀN TÂY.
I. Quy mô: 99,96 ha <=> 100 ha.
Điểm mới của dự án.
– Trung tâm Thủy sản thành phố tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ với quy mô tổng diện tích 99,96 ha, có thể gọi là Cụm Công nghiệp chuyên ngành Thủy sản tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hướng ra biển, vì tổng diện tích dưới 100 ha.
+ Trung tâm Thủy sản TP.HCM tại huyện Cần Giờ, loại hình này trong nước chưa có, kể cả nước ngoài, với cấu trúc quy hoạch tiến bộ, bởi Cảng – Chợ cá kết hợp với Khu chế biến chuyên ngành Thủy sản (Nhà máy đông lạnh) đây là mô hình mới tại TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung có khả năng thu hút lượng lớn thủy sản về Cảng – Chợ cá. Từ đó, các Nhà máy chế biến Thủy sản cùng nhau về Trung tâm tập trung chế biến sâu, giá trị gia tăng sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu.
+ Trung tâm Thủy sản góp phần trực tiếp giải quyết hơn 15 ngàn lao động, đồng thời tiếp đón rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tham quan; kết hợp du lịch trải nghiệm sinh thái, ẩm thực Sông Biển với những món ăn hào sản tươi ngon, hấp dẫn trên những chuyến du thuyền đường dài đến nơi đánh bắt cá và nuôi trồng thủy hải sản từ trong Đồng Bằng ra tận Biển Đảo ngoài khơi.
– Hiện nay, xu thế mới về quy hoạch Khu Công nghiêp mang tính toàn cầu là kết hợp sinh thái để hài hòa giữa con người với thiên nhiên “Thiên – Địa – Nhân” hòa. Thông tin này được ghi nhận tại Hội thảo khởi động dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu” vào chiều ngày 20-11 tại TPHCM nguồn.
Địa điểm và nút giao thông chiến lược.
+ Cách bến phà Bình Khánh phía Cần Giờ 3 km; cách cầu vượt sông Soài Rạp đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (Sân bay Quốc tế) và cầu Bình Khánh thay cho phà 2 km nguồn;
+ Cách Trung tâm TP.HCM (chợ Bến thành) 18 km;
+ Cách Phú Mỹ Hưng 7 km;
+ Cách UBND xã Bình Khánh 2 km;
+ Cách Trường dạy nghề và Giáo dục thường xuyên 1 km;
+ Cách UBND huyện Cần Giờ 35 km;
Gồm 2 khu:
Được UBND Thành phố phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu 1/2000 Trung tâm Thủy sản thành phố, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ (Quyết định số 4047/QĐ-UBND ngày 26/7/2013, tổng diện tích: 99,96 ha).
- Cảng – Chợ cá hiện đại: 20 ha;
+ Cầu cảng: 300m;
Được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phê duyệt Quy hoạch tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 nguồn thay cho Quyết định 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 Phê duyệt hệ thống cảng cá quốc gia; (số thứ tự: 71 tại xã Bình khánh, huyện Cần Giờ); và được UBND huyện Cần Giờ phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án đầu tư xây dựng Cảng – Chợ cá thuộc Trung tâm Thủy sản thành phố tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ (Quyết định số 1256/QĐUBND ngày 24/12/2014, tổng diện tích: 20 ha).
Cảng tiếp nhận khoảng 30 tàu cá xa bờ hoặc tàu dịch vụ hậu cần nghề cá nước mặn (cá biển) cùng lúc; hay 20 sà lan dịch vụ hậu cần nghề cá nước ngọt (basa, tra, lươn, chạch lấu, hô, bông lau, …) cùng một lúc; tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá Quốc Tế có thể cập cảng lên hàng; Số lượng tàu cá dự kiến có 1.411 chiếc các tỉnh lân cận vận chuyển về Trung tâm Thủy sản TP.HCM với sản lượng 1.000 tấn/ngày nguồn, nguồn, nguồn (số liệu được chứng minh bên dưới) đến năm thứ 5 kể từ khi Trung tâm Thủy sản đi vào hoạt động. Vận chuyển Thủy sản đầu vào chủ yếu là phương tiện thủy; đầu ra chủ yếu từ Cảng lên Chợ cá, tới nhà máy chế biến tại Trung tâm hoặc chuyển đi các chợ, nhà máy chế biến nơi khác, hoặc ra sân bay chủ yếu phương tiện đường bộ, vận chuyển đường thủy khi khách hàng có nhu cầu, có bến lên hàng.
-> Đường thủy hướng ra biển Đông; Đông – Tây Nam Bộ và Trung Bộ; kết nối Đồng bằng Sông Cửu Long, tiểu vùng Mê Kông; chuyển về nhà máy hoặc chợ có bến cho tàu lên hàng. Thông qua lợi thế Cảng Hiệp Phước nguồn, nguồn xuất khẩu thủy sản ra các nước trên thế giới, từng bước có quy trình sản xuất, chế biến sâu, tạo ra sản phẩm giá trị cao, gia tăng vào hệ thống chuỗi siêu thị toàn cầu.
-> Đường bộ cao tốc kết nối Miền Tây, Miền Đông; Lào; Campuchia; Miền Trung; Miền Bắc; TQ;
-> Đường hàng không sân bay Tân Sơn nhất (25 km); Sân bay Quốc Tế Long Thành (30 km cao tốc);
-> Hạ tầng khu chế biến sạch, công nghê tiên tiến, tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá: 80 ha;
-> Khách du lịch tham quan, trải nghiệm và được phục vụ thưởng thức ẩm thực các món hải sản tươi ngon … dự kiến Bến để tàu du lịch trải nghiệm ra đảo xa hoặc dọc theo bờ biển, sông nước Miền Tây và Đông Nam Bộ;
-> Chủ động phương tiện vận chuyển thủy, bộ thuộc Trung tâm thủy sản: Dự kiến sở hữu từ 30 – 40 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá biển, biển pha sông và sông; và 20 xe ô tô tải, 10 xe đông lạnh; Chủ động phối hợp, liên kết với đơn vị bạn như Công ty Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Hùng Vương – hungvuongseafood —— thuộc Sở Nông nghiệp – PTNT TP.HCM, khơi dậy lại tiềm năng thương hiệu Đông Lạnh Hùng Vương, có bộ máy điều hành hoạt động SXKD Thủy sản, có Phân xưởng chế biến cả hec ta, hàng trăm công nhân với tay nghề vững chãi, đã trải qua thăng trầm, bốn thập niên từng chinh chiến với đôi quân tóc dài KCS thu mua nguyên liệu thủy hải sản từ Duyên Hải Miền Trung trở vào Miền Tây – Nam Bộ bằng phương tiện bộ, xe tải lạnh; Nay, dự kiến khi khởi công dự án Trung tâm Thủy sản, Trung tâm sẽ phối hợp với Đông Lạnh Hùng Vương tổ chức cho đội ngũ KCS 4.0, trong tình hình mới, đứng ra thu mua nguyên liệu Thủy sản cung ứng cho các nhà máy chế biến tại Trung tâm Thủy sản chủ yếu bằng phương tiện thủy và chuyển về Công ty tự chế biến thực phẩm thủy sản cung ứng cho các Siêu thị … tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; tạo chân hàng từ tàu khai thác cá, cơ sở nuôi trồng thủy sản đến nậu vựa, tiểu thương và doanh nghiệp vào chợ hoạt động giao dịch mua bán thủy sản. Mỗi năm tăng cường tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, bằng cách chủ động phối hợp nghiệp đoàn nghề cá sông biển các tỉnh lân cận về Trung tâm Thủy sản. Muốn làm được điều này, giá thu mua nguyên liệu Thủy hải sản phải tốt và chính sách quan tâm, hỗ trợ nhất là cho bạn thuyền đi biển.
+ Chợ: 3,4 ha;
-> Hơn 700 ô, sạp CBĐ dự kiến, cần đề nghị bổ sung quy hoạch Chợ đầu mối thủy sản (loại 1) theo Quyết định của Bộ Công thương số 4693/QĐ-BCT ngày 15/12/2017 về Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại biển Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; tương lai đấu giá mua bán từng phiên chợ thủy sản bằng CMCN 4.0 nguồn; Hiện nay, đang có 25 đơn vị, cá nhân đăng ký thuê, mua đợt 1 đến ngày 12/11/2020: 104 sạp chợ và 800 m² dịch vụ thương mại (xem) nguồn.
-> Nguyên liệu thủy sản được khai thác từ các nơi: tàu cá ngoài biển khơi chuyển về, nuôi tại địa phương, cập bờ biển; các vùng cá nước ngọt từ sông chuyển về; số hóa bản đồ vùng nuôi, hộ nuôi và tàu cá ngoài khơi để cân đối, điều tiết nguồn thủy sản chuyển về Trung tâm đảm bảo giá, sản lượng và chất lượng đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tiêu thụ nội địa và làm hàng xuất khẩu;
-> Phân xưởng, Đề bô nước đá, Trạm cung ứng nhiên liệu cho tàu cá và thiết bị đông lạnh: Có đơn vị đăng ký đất xây nhà máy nước đá 3.000 m² và Trạm cung ứng nhiên liệu tàu cá, kho lạnh …
-> Kho lạnh dịch vụ hơn 1 ha: Có đơn vị đăng ký 10.000 m².
-> Bến sửa chữa và đóng tàu cá hơn 1 ha: Có doanh nghiệp đăng ký 4 chiếc tàu cá.
=> Giá cho thuê, mua ô, sạp (kios) dự kiến (xem) nguồn.
- Khu hạ tầng và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá: 80 ha;
Được UBND huyện Cần Giờ phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu chế biến thủy sản và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá thuộc Trung tâm Thủy sản thành phố tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ (Quyết định số 1255/QĐUBND ngày 24/12/2014, tổng diện tích: 79,96 ha).
-> Khu hạ tầng còn được 40 ha đất dùng để cho thuê xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, kho lạnh; dung nạp khoảng 20 nhà máy chế biến thủy sản cỡ Công ty Chế biến Thực Phẩm Xuất khẩu Hùng Vương – hungvuongseafood H Vương (Đông Lạnh Hùng Vương) – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM tại KCN Tân Tạo (1,8 ha). Giá như, trước đây Trung tâm chuyên ngành Thủy sản xây dựng sớm thì Đông Lạnh Hùng Vương sẽ thuê đất xây dựng theo chủ trương di dời của TP.HCM, không phải là KCN Tân Tạo đa ngành xa Cảng xuất khẩu Hiệp Phước.
Hiện nay, đang có 03 doanh nghiệp ký Bản ghi nhớ đăng ký thuê 7/40 ha đất dự kiến xây dựng 3 Nhà máy Chế biến Thủy sản.
-> Khu cung ứng dụng cụ, ngư lưới cụ đánh bắt; cung ứng nhu yếu phẩm đi biển: Có đơn vị đăng ký 1.000 m².
-> Sân phơi, chỗ nơi vá lưới sau chuyến biển về: Hiện nay, có 1 doanh nghiệp ký Bản ghi nhớ đăng ký thuê 300 m².
-> Khu nhà ở công nhân viên, chuyên gia, thương gia, ngư dân, thủy thủ … nhà trẻ, nhà trường, nhà nghỉ, siêu thị, khu vui chơi, giải trí … dự kiến 14 ha, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM đề xuất huyện Cần Giờ chấp thuận chủ trương. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa lập tiểu dự án bồi thường. Nhà ở công nhân và ngư phủ … , ta có nhà, có cầu Bình khánh nối liền Nhà Bè – Cần Giờ nguồn và có việc làm thì lực lượng lao động các nơi kể cả người nước ngoài kéo về ở và làm việc cho Trung tâm Thủy sản TP.HCM.
=> Giá cho thuê đất xây dựng Nhà máy Chế biến Thủy sản, dự kiến (xem) nguồn.
=> Giá cho thuê mặt bằng kinh doanh dịch vụ nghề cá, dự kiến (xem) nguồn.
=> Các Nhà đầu tư: gồm Doanh nghiệp, tiểu thương … đăng ký tham gia thuê mặt bằng Trung tâm để hoạt động sản xuất – kinh doanh Thủy sản và thương mại – dịch vụ hậu cần nghề cá (Xem) nguồn.
DANH SÁCH CÁC TỈNH GIÁP BIỂN LÂN CẬN TP.HCM
YOUTUBE CẢNH HOẠT ĐỘNG CÁC CẢNG CÁ TRONG NƯỚC
STT | 17 Tỉnh, Thành Lân Cận TP.HCM Tiếp Giáp Biển: Cảng Cá – Tàu Cá Trên Biển | Số Lượng Tàu Cá(Chiếc) |
1 | Đà Nẵng: (Xem) nguồn1, nguồn2, nguồn3. | 698 |
2 | Quảng Nam: (Xem) nguồn1, nguồn2. | 743 |
3 | Quảng Ngãi: (Xem) nguồn1, nguồn2. | 3.386 |
4 | Bình Định: (Xem) nguồn1, nguồn 2, nguồn3, nguồn4. | 3.571 |
5 | Phú Yên: (Xem) nguồn1, nguồn2, nguồn3, nguồn4, nguồn5. | 1.096 |
6 | Khánh Hòa: (Xem) nguồn1, nguồn2, nguồn3. | 750 |
7 | Ninh Thuận: (Xem) nguồn1, nguồn2. | 1.093 |
8 | Bình Thuận: (Xem) nguồn 1, nguồn2, nguồn3, nguồn4, nguồn5, Q.trị6. | 3.276 |
9 | Bà Rịa – Vũng Tàu: (Xem) nguồn1, nguồn2, nguồn3. | 2.918 |
10 | Thành Phố Hồ Chí Minh. nguồnI. Cảng – Chợ Cá TP.HCM.1. TP.HCM:(Xem) nguồn 1, nguồn2, nguồn3, nguồn4, nguồn5, nguồn6, nguồn7.=> Trải nghiệm đánh bắt cá trên biển bằng tàu sắt (Xem): nguồn8, nguồn9, nguồn10.Chỉ thấy Chợ đầu mối Thủy sản lớn, chưa thấy Cảng – Chợ cá lớn xứng tầm Thành phố mang tên Bác là đầu tàu cả nước.===> Tương lai: Trung Tâm Thủy Sản TP.HCM sẽ thu hút lượng lớn cá nước ngọt, dồi dào ở Miền Tây. Ta chỉ cải tiến nhỏ, bằng cách hoán cái phương thức vận chuyển thủy nội địa (sà lan thay ghe đục để vận chuyển cá đi xa hơn, nhiều hơn, chi phí vận chuyển thấp hơn), cá nước ngọt sẽ về ổn định cho nhà máy chế biến.
2. Miền Tây: (Xem) nuôi cá bè trên Sông Mê Kông nguồn, nuôi lươn nguồn; cá ba sa nguồn1, nguồn2, cá tra nguồn3, nguồn4, nguồn5; nguồn6; cá lóc nguồn7; => Trải nghiệm giăng bắt cá trên Sông Cửu Long (Xem) nguồn6 , nguồn7, nguồn 8, nguồn9. nguồn10, nguồn11, nguồn12. 3. Mẫu tàu cá – sà lan cá Việt Nam và tàu cá Thái Lan (Xem) nguồn. II. Cảng – Chợ Cá Quốc Tế. 1. Australia: (Xem) nguồn1, nguồn2, nguồn2, nguồn3, nguồn4, nguồn5, nguồn6. Đi ăn hải sản ở chợ cá Sydney – Australia, một trong những chợ cá lớn nhất thế giới. 2. Nhật Bản: (Xem) nguồn 1, ngồn2, nguồn3, nguồn4, nguồn5, nguồn6. Mùa vụ cá của lao động thuỷ sản Nhật Bản. nguồn 6, nguồn7, nguồn8, nguồn9, 3.Hàn Quốc: (Xem) nguồn1, nguồn2, nguồn3, nguồn4, nguồn5. Chợ hải sản Hàn Quốc. 4. Hà Lan: (Xem) nguồn1, nguồn2. Chợ cá tại Cảng Hà Lan. 5. Thái Lan:(Xem) nguồn1, nguồn2, nguồn3, nguồn4, nguồn5, nguồn 6, nguồn7. Nghề đánh bắt cá và du lịch biển ở Thái Lan. 6. Indonesia: (Xem) nguồn1, nguồn2, nguồn3, nguồn4. Hoạt động Cảng – Chợ cá Indonesia. 7.các nước khác: (Xem) nguồn1, nguồn2, nguồn3, nguồnTQ4, nguồnPLP5, nguồn6, nguồn7, nguồn8, nguồn9, nguồn10, nguồn11, nguồn12, nguồn13, nguồn14, nguồn15, nguồn16, nguồn17. |
48 + 702 |
11 | Long An | 15 |
12 | Tiền Giang: (Xem) nguồn1, nguồn2, cá hô nguồn3, cá bè4, cá bè trên Sông Mê Kông nguồn. | 831 |
13 | Bến Tre: (Xem) nguồn1, nguồn2, cá tra nguồn3. | 1.864 |
14 | Trà Vinh: (Xem) nguồn1, nguồn2. | 270 |
15 | Kiên Giang: (Xem) nguồn1, nguuồn2, nguồn3, nguồn4, nguồn5. | 4.548 |
16 | Sóc Trăng: (Xem) nguồn1, nguồn2, nguồn3, nguồn4. | 353 |
17 | Bạc Liêu: (Xem) nguồn1, nguồn2, nguồn3, nguồn4; n.luon nluon5, nguồn6. | 479 |
18 | Cà Mau: (Xem) nguồn1.1, nguốn1.2, nguồn1.3, nguồn1.4, nguồn1.5, nguồn1.6, nguồn1.7, nguồn1,8, nguồn1.9, nguồn1.10, nguồn2, nguồn3, nguồn4. | 1.536 |
Bảng giá thuê đất khu công nghiệp, nhà xưởng của các tỉnh thành Việt Nam năm 2020
Giá thuê bất động sản công nghiệp dự kiến tăng đến 11%.
(Xem) nguồn.
Giá thuê đất các Khu Công nghiệp TP.HCM
– KCN Tân Tạo: 220 – 260 USD/m², thời gian hiện hữu đến năm 2047, KCN mở rộng đến 2050, (xem) nguồn.
– KCN Vĩnh Lộc: 250 USD/m², chu kỳ thuê, (xem) nguồn.
– KCN Hiệp Phước: 140 USD/m², thời gian thuê 41 năm, (xem) nguồn.
=> Nhu cầu thị trường mới: Doanh nghiệp ồ ạt rót vốn vào nhà xưởng cho thuê (xem) nguồn.
– Trung tâm Thủy sản TP.HCM: Dự kiến từ 119 – 219 USD/m² đất thuê xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, thời gian thuê không quá 50 năm, (xem) nguồn1, nguồn2.
+ Giá cho thuê đất xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản; thuê mặt bằng thương mại dịch vụ; và hiệu quả đầu tư còn phụ thuộc vào nguồn vốn do ngân sách cho vay (tạm ứng) hay đối tác, nhà tài trợ có lãi suất thấp hay cao, từ 0% đến nhiều %.
+ Do thời gian xây dựng kéo dài, phương châm đầu tư dự án Trung tâm Thủy sản thành phố tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, Chủ đầu tư cố gắng thực hiện bảo toàn vốn, xoay quanh điểm hòa vốn.
+ Nghĩa là, Ban Quản lý Trung tâm Thủy sản thành phố sẽ hoàn vốn lại tiền bồi thường đã tạm ứng ngân sách hoặc ngân sách tiếp tục tạm ứng đầu tư hạ tầng; hoặc vốn của đối tác, nhà tài trợ để xây dựng kết cấu hạ tầng đạt chất lượng, hoàn chỉnh cho Nhà đầu tư Thủy sản thuê hoạt động hiệu quả, bền vững, lâu dài; Từ đó, chúng ta cùng nhau phát triển ngành nghề thủy sản trong tình hình mới, để góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho ngư dân, tiến tới nuôi trồng, khai thác tiềm năng thủy sản bền vững có khoa học, có máy móc thiết bị công nghệ cao, sản xuất chế biến sạch, tạo chuỗi sản phẩm thủy sản từ tiêu thụ nội địa ra thị trường quốc tế và tăng nguồn thu ngân sách địa phương nói riêng, cả nước nói chung; đồng thời tạo động lực cho ngư dân bám biển, bám quê hương, làng xã (sông – ao – ruộng – vườn), giữ vững an ninh lương thực Quốc gia, an ninh Quốc phòng Biển Đảo, kết nối với ngư dân Đồng Bằng thông qua Trung tâm Thủy sản TP.HCM. Bác từng nói “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không?”, (Xem) nguồn.
Các Nhà đầu tư: gồm Doanh nghiệp, tiểu thương … đăng ký tham gia thuê mặt bằng Trung tâm để hoạt động sản xuất – kinh doanh Thủy sản và thương mại – dịch vụ hậu cần nghề cá (Xem) nguồn.
Cầu vượt Bình Khánh nguồn cao tốc Bến Lức – Sân bay Quốc Tế Long Thành sắp hợp long (Google – G).
(G) Cầu thay cho phà Bình Khánh biểu tượng hình cây đước, dự kiến khởi công năm 2022, hoàn thành năm 2025.
II. Nhà đầu tư Thủy sản:
Để có cơ sở tiến hành chính thức ký hợp đồng kinh tế ngay và sau khi triển khai xây dựng Trung tâm Thủy sản TP.HCM, Bản ghi nhớ làm cơ sở đảm bảo về quyền lợi, công bằng, bình đẳng cho các Nhà đầu tư Thủy sản quan tâm vào thuê mặt bằng: đất xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, ô – sạp chợ, bến tàu cá cập cảng, trạm cung ứng nhiên liệu tàu cá, xe và nhà máy chế biến, nhà máy nước đá, kho lạnh, cửa hàng ngư lưới cụ, nhu yếu phẩm, bãi xe, nhà nghỉ, nhà hàng, du lịch và dịch vụ khác.
(T) Đoàn (BQL TTTS, Sở KH-ĐT và Công ty Chế biến Thủy sản) đi khảo sát thực địa.
Thương thảo, ký kết Bản ghi nhớ đăng ký vào Trung tâm Thủy sản TP.HCM (Ảnh Minh Họa: G – AMH) (Xem danh sách đăng ký) nguồn.
(AMH)
– TTTS TP.HCM như Cụm – Khu Công nghiệp chuyên ngành Thủy sản tại TP.HCM (xem) nguồn1,ngồn 2.
– Tuy nhiên, hiện nay TP.HCM có 41 Cụm công nghiệp (CCN), Khu công nghiệp (KCN) và Khu chế xuất (KCX) đa ngành (xem) nguồn; Top 10 KCN TPHCM (xem) nguồn1 nguồn2.
– KCX – KCN TP.HCM thu hút vốn đầu tư chất lượng cao (xem) nguồn.
– Các Khu Công Nghiệp ven biển (xem) nguồn.
– Cả nước có 328 KCN, KCX và 625 CCN (xem) nguồn1, nguồn2.
– Nhiều vấn đề với KCN, KCX ở TP.HCM (xem) nguồn.
– Quy định mới về đất KCN, KCX, CCN, làng nghề (xem) nguồn.
– Cảng cá phải được công bố trong Danh sách cảng cá đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác (3930/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/10/2020; Luật Thủy sản – 2017; 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019; 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018).
– Cả nước có 762 Doanh nghiệp, Cơ sở Chế biến Thủy sản xuất khẩu; Trong đó tại TP.HCM có 76 DN, CS CBTS XK (xem TT: 11) nguồn.
– Thông tin các tỉnh tiếp giáp biển, tàu khai thác, thủy sản theo địa phương -> STT: 46 – 59, (xem) Nguồn.
– Thông tin tình kinh tế TP.HCM: Năm 2019 (xem) nguồn; 9 tháng đầu năm 2020 (xem) nguồn.
– Thông tin ngân sách TP.HCM (xem) 32. nguồn và Cả nước (xem) nguồn.
=> Câu hỏi:
1. Xây dựng Trung tâm Thủy sản TP.HCM bỏ ra nhiều tiền có hiệu quả không ?
Trả lời: Dự án khá lớn, có hiệu quả về phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, thực hiện Chương trình an ninh lương thực Quốc gia, đóng góp cho Chương trình an ninh Quốc phòng Biển Đảo. Vốn đầu tư thu hồi dự kiến khoảng 10 năm kể từ Trung tâm Thủy sản đi vào hoạt động. Vì đây là Cảng cho tàu cá xếp hàng lên Chợ có tính chất cộng đồng, công cộng rộng mở, tích hợp lâu dài, nên việc lôi kéo khách về họp chợ, phải mất nhiều năm mới sung túc. Khi hay dự án khởi công các Doanh nghiệp Thủy sản sẽ tranh thủ lên kế hoạch thuê đất mở rộng hoặc di dời đến Trung tâm Thủy sản xây dựng nhà máy chế biến thủy sản. Vì nơi đây, có vị trí đầu tư chuyên ngành, chuyên nghiệp rất thuận lợi cho sản xuất kinh doanh ngành thủy sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa …. thu vốn nhanh.
2. Xây dựng Trung tâm Thủy sản TP.HCM có Doanh nghiệp Thủy sản nào vào thuê đất xây dựng nhà máy chế biến, tàu cá có về cảng, để tiểu thương có về họp chợ không ?
Trả lời:
– Cảng – Chợ cá (20 ha): Có một phần mang tính chất cộng đồng, công cộng rộng mở như Chợ, Bến Cảng và hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, cho nên Cảng cá thu giá phí từng chuyến tàu cập bến, khuyến khích thì phải giảm giá thu phí tạo điều kiện cho tàu về. Chợ có khả năng hoàn vốn nhanh vì ô-sạp Chợ có tính chất bất động sản, cho nên giới đầu tư là Tiểu thương, Doanh nghiệp hay cá thể được tham gia như Chợ Bình Điền mua bán sạp chợ, sang nhượng và huy động vốn bằng quyền sử dụng của mình Sạp chợ; Cho thuê đất xây Nhà máy nước đá, Kho lạnh, Trạm nhiên liệu, dịch vụ ăn uống, ẩm thực, bến tàu, bãi xe, bãi đóng và sửa chữa tàu cá.
– Khu Hạ tầng chế biến thủy sản (80 ha): Ta cứ chào hàng với khách, mời gọi doanh nghiệp thủy sản hoài nhiều năm, ta quay lưng thẹn thùng! Nếu ta muốn Nhà đầu tư thủy sản vào thuê đất sớm thì phải làm sao để cho họ tin rằng dự án đã khởi công, Doanh nghiệp tranh thủ vào thuê đất, chậm sẽ không còn chỗ vì chỉ có 40 ha đất cho thuê xây dựng nhà máy chế biến, dung nạp trên dưới 20 doanh nghiệp sẽ lấp đầy. Giá thuê chắc chắn cạnh tranh so với các Cụm, Khu công nghiệp và Khu chế xuất khác trên địa bàn TP.HCM; [(762 -76) x 5.10-2 = 34 DN Thủy sản hướng tới Trung tâm Thủy sản TP.HCM].
– Hiện tại, có 3 đơn vị đăng ký thuê 7/40 ha, 104 sạp, sân phơi 300 m², tàu cá xa bờ của tỉnh lân cận đăng ký cập cảng 4 chiếc, xe tải 2 chiếc, 3.000 m² đất xây nhà máy nước, 10.000 m² đất kho tàng, 800 m² mặt bằng thương mại, dịch vụ, 1000 m² mặt bằng căn tin; đa số ngư dân tàu cá đồng tình, muốn đến Trung tâm Thủy sản TP.HCM khi Cảng cá bắt đầu hoạt động qua khảo sát nghiên cứu Mối quan hệ giữa hài lòng và gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá tại TP.HCM (Cần Giờ) VII, 1.nguồn; Hài lòng với công việc của ngư dân tàu cá: Các yếu tố ảnh hưởng và hàm ý chính sách (Trường hợp nghiên cứu tỉnh Bình thuận) nguồn.
3. TP.HCM không có thế mạnh về tàu đánh bắt cá xa bờ, so với 27 tỉnh thành tiếp giáp biển trong cả nước 28tỉnh . Vì thế, xây dựng Trung tâm Thủy sản TP.HCM trên sông Soài Rạp gần cửa biển có tàu bè nào về cập Cảng cá TTTS TP.HCM không ?
Trả lời: Trước khi trả lời câu hỏi, tác giả xin hỏi tại sao TP.HCM hiện nay có tới hơn 9,1 triệu dân làm việc và sinh sống tại đây, dân gốc TP.HCM chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại là dân nhập cư từ các tỉnh về định cư và tạm trú để đi làm, so với dân số cả nước chiếm 9,4% (cả nước 97 triệu dân); trong khi quy hoạch trước đây cho Thành phố này gần 2 triệu dân. Nguồn thu đóng góp ngân sách chiếm tỷ trọng 27% trong cả nước.
– Tuy TP.HCM không có thế mạnh về đánh bắt cá trên biển và nuôi trồng thủy hải sản, nhưng có rất nhiều thế mạnh khác như tiêu thụ sản phẩm Thủy hải sản mạnh nhất cả nước chiếm tỷ trọng 10%, tương đương 1.051 triệu USD xuất khẩu và 49 triệu USD tiêu thụ nội địa, có khoa học công nghệ cao, đi đầu trong việc triển khai vận dụng nhanh cuộc cách mạng 4.0, là nơi tập trung lao động trí thức có tay nghề cao, thương gia, doanh nhân, doanh nghiệp thủy sản trong và ngoài nước; Đặc biệt cư dân ở TP.HCM, trong đó có đội ngũ con em của Gia đình Ngư dân đang hoạt động kinh doanh nghề cá ở các tỉnh mong muốn tàu cá chuyển thủy sản giao thương với Cảng cá TP.HCM để có dịp gặp gỡ anh em … và có cơ hội để thể hiện, cũng được quản lý nghề cá khi sống xa gia đình, xa quê. TP.HCM có Cảng xuất nhập khẩu hàng hóa Quốc tế lớn như Cảng Hiệp Phước nguồn, Cảng Cát Lái nguồn sẽ thu hút Tàu cá, Tàu dịch vụ hầu cần, Nậu vựa, Tiểu thương, Chủ tàu cá, Ngư dân, và các Cơ sở nuôi thủy hải sản hướng tới khi Trung tâm Thủy sản TP.HCM khởi công xây dựng. Dự kiến có 1.411 chiếc [(27.475 + 750) x 5.10-2 ] tàu cá TP.HCM và 28 tỉnh thành lân cận về Cảng cá Trung tâm Thủy sản TP.HCM; và thu hút tàu cá nước ngoài có khả năng vào cập Cảng lên hàng.
(Xem 8.) nguồn.
– Chủ động phương tiện vận chuyển thủy, bộ thuộc Trung tâm: Dự kiến sở hữu từ 30 – 40 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá biển, biển pha sông và sông.
4. Xây dựng Trung tâm Thủy sản TP.HCM có đủ nguồn nguyên liệu Thủy sản phục vụ cho TTTS quy mô 100 ha không ?
Trả lời:
– TP.HCM (Cần Giờ) là nơi được gọi là huyện đảo, có tiềm lực khai thác từ nuôi trồng thủy hải sản nước lợ – mặn công nghệ cao, có khoảng 800 chiếc tàu cá lớn nhỏ hoạt động hàng ngày trên biển.
– TP.HCM có sức hút hấp dẫn đối với các tỉnh lận cận (27 tỉnh lân cận) tiếp giáp biển và không tiếp giáp biển có nguồn nguyên liệu thủy hải sản dồi dào. Nếu ta tổ chức tốt, liên kết tốt các tỉnh, vùng miền thì nguồn nguyên liệu sẽ về Trung tâm Thủy sản TP.HCM ổn định. Trung tâm Thủy sản TP.HCM là nơi tập trung công nghiệp chế biến thủy sản sạch.
– Để đạt được mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2019 trong cả nước 8.543,5 triệu USD nguồn, trong đó TP.HCM đạt 1.051 triệu USD nguồn, chiếm tỷ trọng 12,3%, có chỉ số tăng dần những năm tiếp theo mặc dù đại dịch Covid-19 đang diễn ra cả thế giới, dự kiến năm 2020 đạt 8.600 triệu USD nguồn1, nguồn2 ngành thủy sản cần phải xây dựng chiến lược phát triển nuôi hợp lý, nâng cao công nghệ chế biến và thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Australia …
– Khâu chế biến phải đổi mới quy trình công nghệ, quản trị nhằm giảm giá thành và nối dài chuỗi giá trị. Đối với tổ chức thị trường, ngoài duy trì các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp và hiệp hội cần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới nhiều tiềm năng. Song song đó, phải tập trung khai thác hiệu quả thị trường nội địa vì đây là một thị trường rất lớn với gần 100 triệu dân và 15 triệu lượt khách du lịch quốc tế mỗi năm.
– Để hoàn thành mục tiêu trên, cần sự đồng bộ của cả chuỗi giá trị, từ khâu khai thác và sản xuất nguyên liệu đến chế biến và tổ chức thị trường. Trong đó, khai thác, sản xuất nguyên liệu phải đảm bảo quy trình sạch, tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng đầu vào.
– Hơn nữa, các doanh nghiệp cần tăng cường sự liên kết tham gia theo các trục ngành hàng và liên kết với người nông dân, ngư dân nhằm giải quyết các bài toán về số lượng, chất lượng nguồn nguyên liệu đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của ngành thủy sản nói riêng và nông nghiệp Việt Nam nói chung.
– Dự kiến 5% sản lượng khai thác hải sản của 18 tỉnh lân cận chuyển về Trung tâm Thủy sản TP.HCM: 2.905.262 x 5% = 145.263 tấn/năm (a) (Bảng Thống kê tàu cá, sản lượng và Bảng phân tích).
– Dự kiến 5% sản lượng nuôi thủy sản củ 27 tỉnh lân cận chuyển về Trung tâm thủy sản TP.HCM: 3.392.043 x 5% = 169.603 tấn/năm (b)(Bảng Thống kê tàu cá, sản lượng và Bảng phân tích).
– Sản lượng khai thác và nuôi thủy sản ở TP.HCM: 59.130 tấn/năm (c).
=> Dự kiến sản lượng Thủy sản về Cảng cá Trung tâm Thủy sản TP.HCM (a + b + c): 145.263 + 169.603 + 59.130 = 373.996 tấn/năm.
=> Mỗi ngày nguyên liệu Thủy sản về Trung tâm Thủy sản: 1.000 tấn/ngày (373.996 tấn : 365 ngày = 1.024 tấn/ngày, chứng minh cho Khoản I. Quy mô, 1. Cảng – Chợ cá).
(1). Lực hấp dẫn
– Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn.
– Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật.
(2). Định luật vạn vật hấp dẫn
– Định luật:
Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỷ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
– Thiết lập công thức theo giá trị tiền tệ:
Tùy vào trường hợp, ta so sánh để mang lại hiệu quả giữa Fhd1 và Fhd2, có xem xét đến yếu tố thân thiện, hấp dẫn … của nơi mua hàng.
Trong đó, gọi:
Fhd1: là lực hấp dẫn của giá g1 giao dịch mua bán thủy hải sản đang khai thác có khối lượng m.
Fhd2: là lực hấp dẫn của giá g2 giao dịch mua bán thủy hải sản đang khai thác có khối lượng m.
m: là khối lượng của thủy sản chuẩn bị bán (Đơn vị được tính bằng kg hoặc tấn, khối lượng Thủy sản tàu dịch vụ hậu cần nghề cá chở bán từ nơi khai thác hoặc nuôi; từ 50 tấn đến 500 tấn > … ).
g1, g2: lần lượt là giá mua bán Thủy sản giao dịch tại điểm tàu xuất phát chuyển bán 1 trong 2 nơi.
r1,r2: lần lượt là khoảng cách r1 của khối lượng m tới nơi mua giá g1, khỏang cách r2 của khối lượng m tới nơi mua giá g2; r1,r2 đơn vị tính bằng hải lý.
v1, v2: lần lượt là chi phí vận chuyển bình quân r1, r2 (đồng/hải lý = Tổng chi phí phí vận chuyển đến nơi g1,g2/ cự ly r1,r2).
Ta đi tìm hằng số hấp dẫn (H) của ngành Thủy sản TP.HCM đối với các tỉnh trong cả nước (mỗi tỉnh thành sẽ có lực hấp dẫn khác nhau, mạnh hay yếu do các nguồn lực của địa phương đó. Từ phân tích dưới đây ta thấy TP.HCM có hằng số hấp dẫn khá cao so với các các tỉnh thành trong cả nước).
(Xem) nguồn
H’1: Yếu tố dân số theo địa phương tác động mạnh vượt qua lực hấp dẫn H hiện tại của TP.HCM, dư địa 5,67%;
H’2: Yếu tố thu ngân sách theo địa phương tác động mạnh vượt qua lực hấp dẫn H hiện tại của TP.HCM, dư địa 21,59%;
H’3: Yếu tố xuất khẩu Thủy sản theo địa phương tác động mạnh vượt qua lực hấp dẫn H hiện tại của TP.HCM, dư địa 7,30%;
H’4: Yếu tố số lượng Doanh nghiệp Thủy sản theo địa phương tác động mạnh vượt qua lực hấp dẫn H hiện tại của TP.HCM, dư địa 4,73%;
H’5: Yếu tố Cụm, Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất theo địa phương tác động mạnh vượt qua lực hấp dẫn H hiện tại của TP.HCM, dư địa 1,37%;
H’6: Yếu tố Cảng biển theo địa phương tác động mạnh vượt qua lực hấp dẫn H hiện tại của TP.HCM, dư địa 9%;
H’7: Yếu tố Trường Đại học đào tạo nguồn nhân lực theo địa phương tác động mạnh vượt qua lực hấp dẫn H hiện tại của TP.HCM, dư địa 9,47%.
Ví dụ: Có một tàu dịch vụ hậu cần nghề cá biển mang biển số TG 777… TS tỉnh Tiền Giang đang thu mua được 100 tấn, từ các tàu đánh bắt cá tại quần đảo Trường Sa và một tàu dịch vụ hậu cần nghề cá sông biển số BT 333… TS đang cất từ bè sang tàu dịch vụ 200 tấn cá tra tại tỉnh Bến Tre chuyển đi bán. Trước khi đầy hàng, Chủ tàu, Chủ Cơ sở nuôi cá liên hệ xem mối, lái, nậu vựa, công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản, cảng – chợ cá nào có giá tốt sẽ bán.
– Một nơi có giá mua cá biển chuyển về tới Cảng Phan Thiết là 29.000 đồng/kg, một nơi có giá mua cá biển chuyển về Cảng Mỹ Tho là 29,500 đồng/kg và một nơi mua cá tra chuyển về tới bến Công ty Chế biến Thủy sản ở tỉnh Bến Tre là 23.000 đồng/kg; Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá biển có cự ly gần và cự ly xa với nơi mua; Tàu dịch vụ hậu cần sông có cự ly gần với giá giao dịch được nêu trên. Kinh tế thị trường, Chủ tàu cá, Cơ sở nuôi thủy sản chủ động liên hệ nơi khác tìm giá cao hơn để bán.
– Họ liên hệ tiếp Trung tâm Thủy sản TP.HCM nơi có giá cập cảng bên mua cá biển 30.000 đồng/kg, cá tra 24.000 đồng/kg, với số lượng hàng lớn, Chủ tàu, Chủ cơ sở cá tra tính toán thấy có hiệu quả kinh tế, họ sẽ cho tàu chuyển về TP.HCM bán, dù quảng đường vận chuyển có xa hơn vài mươi hải lý họ cũng đi.
Hiệu quả kinh tế của ngư dân tàu đánh bắt cá trên biển và nuôi thủy hải sản (nước mặn – lợ – ngọt) các tỉnh lân cận sẽ về giao thương với TP.HCM.
+ Cá biển chuyển bán cho Nậu vựa, Công ty Chế biến Thủy sản … tại Trung tâm Thủy sản TP.HCM, chênh lệch cao hơn 70 triệu đồng so với bán ở tỉnh (100 tấn x 1.000 kg x 1.000 đồng/kg = 100.000.000 đồng; giả sử phải đi xa hơn 100 hải lý, tiêu hao thêm nhiên liệu: 300 lít dầu … = 5 triệu đồng, bồi dưỡng chi phí nhân công thủy thủ, ngư phủ 10 triệu, chi phí khấu hao tàu cá 5 triệu, chi phí khác 10 triệu);
+ Tương tự 200 tấn cá tra chuyển về Trung tâm Thủy sản bán sẽ có chênh lệch cao hơn 140 triệu/ đồng so với bán ở tỉnh.
Qua nghiên cứu thực tiễn kết hợp với khoa học, tác giả kỳ vọng Trung tâm Thủy sản TP.HCM sớm đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động sẽ chuyển mình từ Chợ cá truyền thống sang Chợ Thủy sản giao dịch đấu giá cạnh tranh, thu hút được nhiều tàu cá, cơ sở nuôi trồng thủy sản, khách hàng trong và ngoài nước tìm tới (Xem) nguồn1, nguồn2, nguồn3, cá bè trên Sông Mê Kông nguồn4.
(T) Cảng cá Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (Thủy thủ chuẩn bị cho chuyến ra đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang: nhiên liệu, nước đá, nhu yếu phẩm … ) (Xem) nguồn.
BẢNG PHÂN TÍCH SỨC HÚT, LỰC HẤP DẪN CỦA TP.HCM.
Số TT | NỘI DUNG | CẢ NƯỚC | TP.HCM | TỶ LỆ % | GHI CHÚ | |
1 | Đất liền | 331.212 km² | 2.095 km² | 0,63 | Cả nước đất liền; TP.HCM HCM; | |
2 | Bờ biển | 3.260 km | 17 km | 0,52 | Bờ biển VN và danh sách các tỉnh tiếp giáp biển Cả nước MNB | |
3 | Diện tích nuôi thủy sản | 1.147,7 km² | 6,9 km² | 0,60 | Cả nước DT; TP.HCM DT | |
4 | Dân số | 96.484 ngàn người | 9.038 ngàn người | 10,67 | Cả nước dân số; TP.HCM dân số | |
5 | Thu ngân sách | 1.551.074 tỷ | 412.474 tỷ | 26,59 | Cả nước nguồn, TP.HCM32. nguồn | |
6 | Xuất khẩu thủy sản | 8.543,5 Tr.USD/năm | 1.051 Tr.USD/năm | 12,30 | Cả nước XKTS; TP.HCM VII, 1. Xuất Khẩu TS | |
7 | Tàu khai thác cá | 35.382 + … Chiếc | 48+702=750 Chiếc | 0,14 | Tỷ lệ khiêm tốn, môi trường ít cạnh tranh, từ đó tạo lực hấp dẫn tốt cho tàu cá các tỉnh lân cận hướng tới (Bảng số tàu cá, sản lượng bên dưới) | |
8 | Sản lượng Thủy sản khai thác | 3.777.627 T/N | 17.295 T/N | 0,45 | Tỷ trọng khiêm tốn (Bảng Tàu cá, sản lượng bên dưới) | |
9 | Sản lượng Thủy sản nuôi | 3.392.043 T/N | 41.835 T/N | 1,23 | Tỷ trọng khiêm tốn (Bảng Tàu cá, sản lượng bên dưới) | |
10 | Doanh nghiệp thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm | 762 DN | 76 DN | 9,73 | Danh sách Doanh nghiệp CBTS cả nước (TT 11) Doanhsách. | |
11 | Cụm, Khu công nghiệp, Khu chế xuất | 953 Cụm, Khu: 113.900 ha | 41 Cụm, Khu: 8.395 ha | 6,37 | Cả nước KCN, CCN; TP.HCM KCN | |
12 | Cảng biển | 100 CB | 14 CB | 14,00 | Cảng biển; | |
13 | Cảng cá | 98 CC | 3 CC | 3,06 | Cần xây thêm cảng cá tương xứng; 1976/QĐ-TTg 2019 | |
14 | Trường Đại học | 228 Trường | 33 Trường | 14,47 | Trường ĐH | |
15 | Trung bình tỷ lệ 7 yếu tố 4,5,6, 9,10,11,12,14 ảnh hưởng mạnh đến lực hấp dẫn của TP.HCM | 13,59 | Các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến lực hấp dẫn TP.HCM | |||
16 | Sức hút, lực hấp dẫn của TP.HCM ở độ an toàn | H = 5.10-2 | 5 | Chọn mức độ an toàn (13,59 x 36,79% mức tin cậy tối thiểu) làm cơ sở phân tích nghiên cứu | ||
17 | Dự kiến mỗi ngày lượng nguyên liệu về Trung tâm Thủy sản TP.HCM (a+b+c) | (317.822+ 59.130) Tấn: 365 Ngày | 1.024 Tấn/Ngày | 5 | (6.356.435 x 5%), xem câu trả lời số 4 đã chứng minh |
5. Đầu tư xây dựng dự án Trung tâm Thủy sản TP.HCM bằng nguồn vốn như thế nào ?
Trả lời: Chủ đầu tư loanh quanh theo chủ trương vốn đầu tư do ngân sách tạm ứng chưa thành; Từ đó, tiếp cận ngân hàng trong nước, HFIC Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM và AFD Cơ quan phát triển của Pháp tại Việt Nam cho rằng không đáp ứng đươc các yêu cầu như bảo lãnh của Thành phố, phải là doanh nghiệp và thế chấp khoản vay; sau đó UBND TP.HCM chỉ đạo kêu gọi vốn đầu tư xã hội hóa, công tư theo chương trình kích cầu của Thành phố (PPP), từ năm 2017 đến nay có 7 Nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu, họ đề xuất điều chỉnh quy hoạch mới tham gia, … , còn vài đơn vị không quan tâm nữa, đa phần các nhà đầu tư thiếu năng lực về tài chính lẫn ngành nghề thủy sản; do nhiều nguyên nhân trong đó có thủ tục về giao và quản lý đất đầu tư. Cho nên Chủ đầu tư đang kiến nghị vay (tạm ứng) ngân sách và giao đất để triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng cho hoàn chỉnh, sớm đưa vào hoạt động.
6. Tại sao, 17 năm nói mà chưa làm xong TTTS, từ huyện Nhà Bè, nay qua huyện Cần Giờ tiếp tục gặp khó khăn ?
Trả lời:
Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, tại buổi Họp báo vào năm 2006 động viên những người ở lại lúc chia tay về Trung ương nhận nhiệm vụ mới, có nói: “Ngày xưa bộ đội ta ăn chay nằm đất đánh giặc, ngày nay anh em Trung tâm Thủy sản TP.HCM ăn chay nằm võng phải làm. Sự nghiệp là cả đời người…”. Lần này, nguyên Bí Thư Thành ủy TP.HCM lại ra đi lần nữa, sứ mệnh Trung tâm Thủy sản TP.HCM đang gặp khó khăn; tương tự năm 2012, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Minh Trí thấy vị trí đầu tư có tiềm năng nên động viên tinh thần … xây dựng Trung tâm Thủy sản 100 ha Khu 1 xong, Thành phố sẽ giao tiếp 100 ha liền kề Khu 2. Qua năm sau, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng về Trung ương nhận nhiệm vụ mới (2.nguồn). Tác giả kỳ vọng nhiệm kỳ 2020 – 2025 sẽ hoàn thành nhiệm vụ đưa vào vận hành – khai thác, hoạt động như mong đợi của ngư dân … nghề cá TP.HCM cũng như các tỉnh thành lân cận trong cả nước.
– Diện tích 71 ha đất đang bồi thường dang dở, năm 2007 huyện Nhà Bè ý kiến rằng việc xây dựng Trung tâm Thủy sản thành phố tại Mương Chuối, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè sẽ ảnh hướng đến môi trường khu dân cư, do quy hoạch đô thị hóa nhanh, trong khi dự án triển khai chậm.
– Diện tích 100 ha đất, năm 2009 bắt đầu chuyển hướng ngang sông Soài Rạp gần Phà Bình Khánh nguồn, khu đất tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ đã bồi thường xong, đang chờ chủ trương đầu tư xây dựng dự án trong nhiệm kỳ (2020 – 2025), Đại hội Đảng bộ TP.HCM khóa XI.
7. Đại hội Đảng bộ TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 có ảnh hưởng đến dự án đầu tư Trung tâm Thủy sản không ?
Trả lời: Đại hội Đảng bộ TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 có ảnh hưởng khá lớn đến việc đầu tư xây dựng dự án Trung tâm Thủy sản tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. TP.HCM là đầu tàu của cả nước, dù có ít về số lượng tàu cá hiện có của địa phương, nhưng mạnh về các yếu tố khác như 7 yếu tố đã phân tích nêu trên, tàu cá các tỉnh thành lân cận sẽ kéo về TP.HCM khi có bến neo đậu, chợ giao dịch thủy hải sản tốt. Cho nên việc đầu tư xây dựng Trung tâm Thủy sản TP.HCM tại huyện đảo Cần Giờ là phù hợp, cần thiết và hiệu quả, sẽ thu hút nhiều tàu bè các tỉnh lân cận cùng với nguồn nguyên liệu thủy sản dồi dào, sản xuất chế biến sâu, giá trị gia tăng sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa hiệu quả, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho địa phương, cũng như góp phần vào an ninh lương thực Quốc gia và an ninh Quốc phòng Biển Đảo.
(AMH) Chụp tại Chợ cá Bình Điền lúc nữa đêm (giờ giao dịch cao điểm từ 0 – 4g), 7-8g dọn dẹp, 8-12g 95% các sạp không còn hàng, khoảng 5% sạp, cửa hàng mua bán thủy hải sản tươi, sống cho các nhà hàng (rọng thủy hải sản trong hồ thủy tinh)(Xem) nguồn1, nguồn2, nguồn3.
(AMH) Chuyển cá Tra – Ba sa lên Bến Chợ hoặc Bến của Công ty Chế biến qua phương tiện thủy (ghe đục gỗ truyền thống)(Xem) cá bè AG nguồn, cá basa nguồn1, nguồn2, cá tra nguồn3, nguồn4, cá lóc nguồn5.
(AMH) Cửa hàng tạp hóa cung ứng nhu yếu phẩm cho chuyến tàu ra khơi.
(T-H) Trưởng Ban – Ban Quản lý Trung tâm Thủy sản và Phó Trưởng – Chi cục Thủy sản TP.HCM trong dịp tập huấn bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2019 cho ngư dân TP.HCM (Cần Giờ): Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT; 22//2018/TT-BNNPTNT; 23/2018/TT-BNNPTNT và một số biểu mẫu, thủ tục hành chính.
(T-G) Tàu cá TP.HCM và tỉnh Bình Thuận (Xem) nguồn 1, nguồn2.
Nói về khoảng cách gần trăm hải lý giữa Cảng cá TP.HCM và Bình Thuận, về đường biển là không xa. Vì Tốc độ tàu đánh bắt cá xa bờ hay tàu dịch vụ hậu cần nghề cá đi từ 10 – 15 hải lý/giờ. Do di chuyển đường biển, từ tỉnh Bình Thuận đến TP.HCM mất khoảng 7 giờ.
Dự kiến, các tàu cá 18 tỉnh thành lân cận, có khoảng 27.475 chiếc tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá đang khai thác xa bờ trên các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc ):
– Bắc Trung Bộ từ Duyên Hải Miền Trung trở vào: Đà Nẳng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
– Đông Nam Bộ: Bà Rịa – Vũng Tàu ===(1+ 16 = 17 tỉnh)===> Dự kiến 5% lượng tàu cá 17 tỉnh, tương đương 1.373 chiếc tàu đánh bắt cá và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá thay phiên, đan xen về TP.HCM là trung điểm, trung tâm có tiềm lực kinh tế và khoa học kỹ thuật đứng đầu trong cả nước, nhất là giải quyết được hàng Thủy sản xuất khẩu tốt, giá tốt để các tàu cá 18 tỉnh thành có khả năng về cập Cảng cá Trung tâm Thủy sản Thành phố khi ngư trường thay đổi từ Bắc vào Nam và ngược lại. Tại TP.HCM có khoảng 1.373 chiếc tàu đánh bắt cá hàng ngày hoạt động về cập cảng. Phát triển tàu dịch vụ hậu cần nghề cá biển và sông tạo nguồn nguyên liệu về cảng qua kết nối với cơ sở nuôi thủy sản nước mặn và nước ngọt từ định vị số hóa bản đồ vùng nuôi liên tỉnh lân cận.
– Đồng bằng sông Cửu Long: Long an, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
=> Chúng ta hãy chủ động từ xa, Bác từng nói “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không?”, (Xem) nguồn.
(Xem nghiên cứu trường hợp tại TP.HCM): nguồn.
(Xem nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Bình Thuận): nguồn.
(Xem) nguồn
* Phân tích theo dữ liệu:
– Tổng cục Thống kê: Danh sách, STT: 46 – 59, (xem) Nguồn .
– Cục Thống kê TP.HCM: Năm 2019 (xem) nguồn; 9 tháng đầu năm 2020 (xem) nguồn.
(AMH) Kỹ thuật nuôi Thủy hải sản ở gần bờ biển, sông (Xem) nguồn.
(AMH) Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá biển
– Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá biển, tàu này có khả năng đi ra các ngư trường để thu gom Thủy hải sản do các tàu cá đánh bắt được ngoài khơi; cung ứng lại cho tàu đánh bắt cá nhiên liêu, nước đá, nhu yếu phẩm …
– Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá quay về đất liền bất cứ cảng cá nào do nậu vựa yêu cầu, cảng cá nào có điều kiện dịch vụ tốt và giá thu mua tốt thì họ quan tâm về tiếp chuyến sau.
(AMH) Ghe đục truyền thống TP.Châu Đốc (tàu dịch vụ hậu cần nghề cá sông truyền thống) chỉ còn phù hợp với miền Tây Nam Bộ trong cự ly vận chuyển khoảng 60 km (33 hải lý, đi mất 3 giờ), với môi trường nước sông tốt, đa phần vận chuyển cá tra – ba sa từ cơ sở nuôi đến Bến của các Công ty chế biến Thủy sản lanh quanh trong vùng nguyên liệu; Làng Bè Châu Đốc, Làng Bè huyện Châu Phú, An Giang.
(T) Làng Bè Cù Lao Ông Hổ, TP.Long Xuyên và Cù Lao Ông Chưởng huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
(T-AMH) Bến đò qua nhà Bác Tôn – Kỹ thuật nuôi Thủy hải sản: cá tra-ba sa nuôi bè sông [5o tấn cá/bè trung bình], ao [700 tấn cá/ao 1 ha]; lươn nuôi bễ không bùn [50 tấn lươn/1.000m2], tôm nuôi ao [50 tấn tôm/ao 1 ha].
Dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra trong năm đạt 1,5 tỷ USD (xem) nguồn, nuôi cá bè trên Sông Mê Kông nguồn1, nguồn2.
(M-G) Dự kiến phương tiện (Biển pha Sông và ngược lại) vận chuyển Thủy hải sản nước ngọt, nước lợ – mặn bằng phương tiện sà lan kiểu thiết kế Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá do đi từ đồng bằng nước ngọt qua sông Soài Rạp có nước lợ – mặn, kỹ thuật thay nước dưỡng khí ô xy bằng máy sục hoặc bơm nước sạch ra vào đảm bảo thủy hải sản ở môi trường sống tốt, sạch tránh bị nhiễm bệnh trong quá trình vận chuyển.
(Xem Lotte) nguồn.
(Xem 2573/SNN-TTTS) nguồn.
(Xem kết quả 160/TN-TTTS) nguồn.
Nguồn 339/QĐ-TTg nguồn
Ngày 27/5/2021 ông Nguyễn Xuân Hoàng PGĐ Sở NN-PTNT dẫn đầu Đoàn đi khảo sát thực địa khu đất.
Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cho thủy sản Nguồn
=> Doanh nghiệp, cá thể sản xuất kinh doanh, mua bán Thủy Hải Sản: Chế biến Thủy hải sản, đánh bắt Thủy hải sản, nuôi Thủy hải sản, Nậu vựa – Tiểu thương mua bán Thủy hải sản Chợ, Siêu thị và các dịch vụ có liên quan, vui lòng liên hệ.
Mẫu đăng ký “Bản ghi nhớ” nguồn.
Link bài viết => http://trungtamthuysantphcm.vn/moi-goi-cac-nha-dau-tu-thuy-san-vao-trung-tam-thuy-san-tp-hcm/
Mr.Tuan – ĐT: 090 7117 031 – 09315 44300
TAN