Tìm kiếm

Thông tin Trung tâm thủy sản

Dự án Trung tâm Thủy sản TP.HCM, qua cách nhìn của chuyên gia hợp tác Quốc tế – Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Dự án Trung tâm Thủy sản TP.HCM, qua cách nhìn của chuyên gia hợp tác Quốc tế – Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Ngô Tất Thắng Phó ​Chánh Văn phòng​

Anh Tuan-Thang

1. Khẳng định vị trí và tầm nhìn chiến lược của Dự án TTTS TP.HCM

– Trung tâm Thủy sản TP.HCM được đặt tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, với tổng diện tích 99,96 ha, đối diện với Cảng Hiệp Phước huyện Nhà Bè; dưới chân cầu Bình Khánh nối đường cao tốc Bến Lức – Long Thành sân bay Quốc tế sau này. Trung tâm Thủy sản có các chức năng như: Trung tâm Thương mại – Dịch vụ hậu cần nghề cá với công nghệ tiên tiến hiện đại; Khu hạ tầng thu hút đầu tư chế biến thủy sản xuất khẩu sử dụng công nghệ chế biến sạch, với trang thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, hệ thống kho lưu trữ riêng trong từng nhà máy và dành riêng cho khách hàng gửi tạm chờ xuất khẩu; có hệ thống Cảng – Chợ cá đạt chuẩn, tiếp nhận thủy hải sản từ tàu đánh bắt, từ cơ sở nuôi trồng các nơi vận chuyển về Trung tâm Thủy sản thành phố chủ yếu bằng đường thủy…nậu vựa, tiểu thương, KCS thu mua chuyển tiếp vào nhà máy chế biến, các chợ TP.HCM và các tỉnh.

– Theo Ông Ngô Tất Thắng, Chính phủ và Thành phố Hồ Chí Minh đã Quy hoạch Trung tâm Thủy sản tại vị trí chiến lược có tính chất dài hạn, nên cần có tầm nhìn ra  quốc tế, các chuyên gia giàu kinh nghiệm về Cảng cá, Chợ cá và Khu công nghiệp chuyên ngành Thủy sản.

Anh VPDPBNN

 

2. Đầu tư xây dựng Cảng – Chợ cá trước (20ha)

– Khởi động đầu tư xây dựng Cảng cá trước để đánh thức tiềm năng Trung tâm Thủy sản Thành phố tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ nhằm phát triển ngành thủy sản bền vững về kinh tế, xã hội, gắn liền bảo vệ chủ quyền và biển đảo Tổ quốc. Xây dựng ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghiệp 4.0 có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

– Theo đó , Ông Thắng sẽ giới thiệu các doanh nghiệp có thế mạnh về chợ và tài chính tham gia hợp tác đầu tư vào Cảng – Chợ cá Trung tâm Thủy sản TP.HCM.

3. Tiếp theo đầu tư xây dựng Hạ tầng khu chế biến Thủy sản (80ha)

– Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản 80 ha, trong đó 40 ha đất cho doanh nghiệp thủy sản thuê xây dựng nhà máy chế biến và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá. Trong mối liên kết chuỗi sản xuất nuôi trồng, khai thác, chế biến, tiêu thụ và thương mại sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng.

– Xây dựng hạ tầng Khu chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá kết hợp Cảng – Chợ cá tạo thành khu liên hợp thủy sản tập trung, thiết lập một thị trường thủy sản mang tính cạnh tranh và có tổ chức tốt ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long. Tăng tính đồng bộ trong quy hoạch, tập trung các nhà máy chế biến thủy sản về cùng một đầu mối, bảo đảm chất lượng đầu ra của thủy sản. Doanh nghiệp chế biến thủy sản rất cần vị trí đầu tư gần sông, gần cảng, đường bộ thông thoáng kể cả môi trường xung quanh, Trung tâm Thủy sản là nơi các doanh nghiệp đang quan tâm, khi có điều kiện họ sẽ về đây đầu tư để hưởng được nhiều chính sách ưu đãi đầu tư sản xuất chế biến thủy sản giá trị gia tăng mang lại hiệu quả cao.

– Ông Thắng cũng cho rằng, đầu tư Hạ tầng khu chế biến sau Cảng – Chợ cá để các Doanh nghiệp chế biến thủy sản có thời gian xây dựng kế hoạch tái cơ cấu, chuyển hướng vào thuê đất xây dựng nhà máy chế biến tập trung sản xuất – kinh doanh tại đây, để nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo hình ảnh đẹp về thương hiệu Thủy sản Viện Nam chất lượng đảm bảo, bền vững trên trường Quốc tế. Về đầu tư khu này, nếu chưa có đơn vị khác tham gia, Ông cũng giới thiệu doanh nghiệp vào tham gia đầu tư luôn Hạ tầng khu chế biến và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá cho hoàn chỉnh Trung tâm Thủy sản TP.HCM đưa vào hoạt động chuỗi từ khâu nuôi trồng, khai thác, thu hoạch, chế biến sâu và tiêu thụ (Nội địa và Xuất khẩu)./.

Nguyễn Anh Tuấn – TB.Ban Quản lý Trung tâm Thủy sản Thành phố.

 

Về đầu trang